Blog

Nâng cao hiệu suất làm việc của người lao động

  • 27 Tháng Sáu, 2021
  • Posted by: GIMO TEAM

Theo dự báo của Tổng Cục Thống Kê dân số, Việt Nam vẫn sẽ sở hữu tỉ lệ “vàng” với phần lớn người dân thuộc độ tuổi lao động (từ 15-65 tuổi) cho đến năm 2039 [1]. Tuy có nguồn nhân lực dồi dào, xong chất lượng nguồn nhân lực nhìn chung vẫn đang ở mức khá thấp so với các nước trong khu vực. Được đánh giá bởi Ngân Hàng Thế giới, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đạt mức 3,79 điểm (trên thang điểm 10), xếp hạng thứ 11 trong số 12 quốc gia được khảo sát tại châu Á [2].

Có thể nói, đây là một trong những nguyên do chính khiến các doanh nghiệp Việt Nam chưa thể đạt hiệu suất lao động cao và tốc độ phát triển nhanh chóng. Bài toán được đặt ra cho các doanh nghiệp là làm thế nào để cải thiện chất lượng nguồn năng lực, nâng cao hiệu suất của người lao động nói riêng và doanh nghiệp nói chung. 

Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của người lao động 

Hiệu suất làm việc được đánh giá dựa trên kết quả công việc, thời gian thực hiện công việc và những tài nguyên được sử dụng để tạo ra kết quả đó. Hay nói cách khác, một người lao động có hiệu suất làm việc cao sẽ có thể cho ra kết quả công việc có chất lượng, trong thời gian ngắn nhất và sử dụng tối thiểu những tài nguyên cần thiết. Được phân tích bởi Joseph Prokopenko trong cuốn “Cẩm nang về hiệu suất lao động”, hai nhân tố quyết định hiệu suất làm việc của một con người là: ý chí/mong muốn (“the will to do”) và năng lực (“the ability to do”) [3]. Bạn sẽ làm việc vô cùng năng suất và đạt được hiệu quả công việc tốt nếu có được cả hai nhân tố này. 

Những “công cụ” doanh nghiệp có thể sử dụng để gia tăng hiệu suất làm việc của người lao động 

Định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Hãy cùng trao đổi thẳng thắn cùng người lao động, làm rõ mong muốn và mục tiêu của cả hai bên. Với một lộ trình rõ ràng và minh bạch, hiểu rõ được điểm đến và những cơ hội trước mắt, người lao động có thể tập trung làm việc hơn, loại bỏ những sự ngờ vực về một tương lai không rõ ràng trong công việc. Ngoài ra, việc có định hướng cụ thể cũng giúp người lao động có cảm giác gắn kết và an toàn hơn với công việc hiện tại. 

Cơ hội cho người lao động được tham gia lên kế hoạch và đưa ra quyết định. Được tham gia vào những buổi thảo luận chung sẽ giúp người lao động cảm thấy ý kiến của bản thân được tôn trọng. Không những vậy, được đóng góp trực tiếp vào mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp sẽ giúp cho người lao động cảm thấy có trách nhiệm hơn với công nghiệp của mình, cảm nhận rõ hơn những ảnh hưởng của sự phát triển của doanh nghiệp. 

Chế độ khen thưởng, động viên kịp thời. Chế độ khen thưởng trong mỗi doanh nghiệp có thể bao gồm cả tài chính (phụ cấp, lương thưởng,…) và phi tài chính (quà, phiếu mua hàng, bằng khen,…) tuỳ theo ngân quỹ của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, điều quan trọng hơn cả không phải là những gì người lao động được nhận, mà là khi nào. Việc khích lệ và động viên ngay sau khi mỗi lần đạt được một kết quả tốt sẽ tạo nên cho người lao một phản xạ trong tiềm thức. Trong quá trình làm việc, họ sẽ nghĩ vô thức nghĩ đến việc nếu làm tốt sẽ được thưởng, một động lực tích cực thúc đẩy họ cố gắng hơn.  

Văn hoá học trong doanh nghiệp. Ngoài những khoá đào tạo kiến thức truyển thống, doanh nghiệp có thể cân nhắc tạo điều kiệu cho người lao động có lựa chọn được thuyên chuyển qua các phòng ban khác nhau. Có cơ hội được tiếp xúc và làm việc với đa dạng các chức năng khác nhau trong một doanh nghiệp sẽ cho người lao động một cái nhìn tổng quát hơn về bộ máy vận hành, học hỏi được những bộ kĩ năng toàn diện hơn. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội tốt để những người lao động có thể thấu hiểu những khó khăn của nhau, giảm thiểu xung đột trong công việc trong tương lai. 

Mỗi doanh nghiệp trong mỗi hạng ngạch sẽ có những đặc thù khác nhau, đòi hỏi nguồn nhân lực cần những kĩ năng và kến thức chuyên môn tương ứng. Doanh nghiệp nên đầu tư nghiên cứu chuyên sâu  những phương pháp gia tăng hiệu suất lao động  dành riêng cho ngành nghề kinh doanh của mình để tối ưu hoá không chỉ hiệu suất của người lao động mà của toàn doanh nghiệp.

Nguồn

[1] Việt Nam hết thời kỳ cơ cấu dân số “vàng” từ năm 2039, 2020 – Báo Đầu Tư Online 

[2] World Bank: Việt Nam xếp 11/12 nước khảo sát về chất lượng nhân lực, 2016 – Viet Times

[3] Sổ tay quản lí hiệu suất lao động – Joseph Prokopenko

Góc nhìn
Tin tức và bài viết nổi bật

Cần làm gì khi khoản nhận lương sớm quá hạn thanh toán?

  • 16 Thg 04, 2024
  • Blog

Khi thực hiện giao dịch nhận lương sớm GIMO, một trong những điều quan trọng cần lưu ý chính là thời hạn hoàn trả. Tuy nhiên, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bạn thanh toán số tiền chậm trễ và dẫn đến quá hạn. Vậy làm sao để giải quyết khoản quá hạn […]

Xây quỹ dự phòng – Khỏi lo bất trắc

  • 11 Thg 04, 2024
  • Trang chủ

Quản lý tiền sao cho hiệu quả chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là khi “làn sóng sa thải” xảy đến với anh Hoàng (28 tuổi, sinh sống tại Đồng Nai). Với áp lực nuôi vợ và 2 con nhỏ, cảnh thất nghiệp khiến anh nhận ra vai trò quan trọng của quỹ dự […]

Cảnh báo lừa đảo qua các trang thông tin giả mạo

  • 29 Thg 03, 2024
  • Blog

Hiện nay, không gian mạng xuất hiện nhiều trang tin lừa đảo tinh vi, mạo danh thương hiệu GIMO, nhằm gây nhầm lẫn, chiếm đoạt thông tin, tài sản của khách hàng. Cùng tìm hiểu những kênh thông tin chính thức của GIMO tại bài viết dưới đây để phòng tránh nhé! Hình thức lừa […]

Nhận thông tin từ GIMO

Đăng ký nhận thông tin mới nhất về GIMO