1. Nhận biết các chi phí phát sinh
Mỗi tháng, chúng ta đều gặp ít nhất 1 vấn đề tài chính phát sinh ngoài kế hoạch. Việc nhận biết và chuẩn bị sớm cho những chi phí này là bước đầu tiên để an tâm hơn về tài chính:
- Vấn đề sức khỏe: Những chi phí y tế như thuốc thang, thăm khám khi bản thân hoặc gia đình đau ốm
- Bảo hành, sửa chữa: Chi phí phát sinh để sửa chữa khi hỏng xe hay các vật dụng trong gia đình
- Giảm thu nhập: Bị sa thải, giảm giờ làm, phạt lương/thưởng,…
- Chi phí phát sinh khác: Các chi tiêu khó nằm ngoài kế hoạch khác như tiền ma chay, đám hỏi, quà tặng,…
Nếu không có sự phòng bị, bạn sẽ dễ dàng bị thâm hụt ngân sách không mong muốn. Quỹ dự phòng sẽ giúp bạn có 1 “tấm bia đỡ đạn” ổn định.
2. Xây dựng quỹ dự phòng đơn giản hơn bạn nghĩ
Chỉ với một vài bước chuẩn bị đơn giản, anh Hoàng đã có thể an tâm khi gặp khó khăn và có khởi đầu mới vững chắc hơn.
Bắt đầu từ những chi phí nhỏ
Bắt đầu ngay từ các khoản chi tiêu thường ngày của bạn. Ghi chép rõ ràng và tránh tuyệt đối tình trạng “lạm chi”.
Phân biệt giữa những chi phí cần thiết (NEED) và chi phí không cần thiết (WANT). Cắt giảm các chi phí “có cũng được, không có cũng không sao” và để số tiền dư đó vào quỹ dự phòng.
Đặt mục tiêu cho số tiền trong Quỹ
Đầu tiên, liệt kê các chi phí phát sinh thường gặp hàng tháng và số tiền dự kiến cho các nhu cầu trên. Đây chính là số tiền tối thiểu bạn luôn cần duy trì trong Quỹ. Bước này giúp bạn xác định rõ mục tiêu sử dụng, tránh dùng Quỹ dự phòng vào những tình huống không thật sự khẩn cấp.Tổng số tiền quỹ dự phòng được khuyến nghị từ 3-6 tháng chi tiêu cơ bản, tuy nhiên quỹ dự phòng càng lớn sẽ càng an toàn chẳng may các rủi ro kéo dài.Chẳng hạn, nếu tổng chi phí của nhóm chi phí cần thiết (NEED) là 7.000.000/tháng, bạn sẽ tính được số tiền cần có cho quỹ dự phòng như sau:
- Quỹ dự phòng tối thiểu trong 3 tháng: 3 x 7 triệu = 21 triệu
- Quỹ dự phòng trong 6 tháng: 6 x 7 triệu = 42 triệu
- Quỹ dự phòng trong 1 năm: 12 x 7 triệu = 84 triệu
Kiên trì với kế hoạch
Từ số tiền mục tiêu trên, bạn có thể chia ra số tiền cần tiết kiệm hàng tháng. Nếu mỗi tháng bạn trích 3 triệu đồng vào quỹ dự phòng, bạn sẽ cần ít nhất 7 tháng để có đủ số tiền 21 triệu.Bạn có thể đẩy nhanh tiến độ bằng cách tích lũy nhiều tiền hơn, hoặc kéo dài thời gian tích lũy. Để quản lý tốt hơn, bạn có thể đặt lịch chuyển tiền tự động vào quỹ hàng tháng qua ngân hàng. Vào ngày nhận lương, hãy ưu tiên gửi tiền vào quỹ dự phòng trước khi hoạch định các chi tiêu khác.Hãy tách biệt quỹ dự phòng với quỹ đầu tư, mua sắm và chỉ sử dụng trong những trường hợp thật sự cần thiết.Luôn chuẩn bị phương án dự phòng. Để không ảnh hưởng khoản tiết kiệm khi lỡ “vung tay quá trán”, bạn có thể sử dụng các dịch vụ như GIMO – Nhận lương linh hoạt, nhận trước 1 phần lương để chi tiêu khi cần. Khi có công cụ hợp lý, quá trình tích lũy và xây dựng quỹ dự phòng sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Đầu tư để “tiền đẻ ra tiền”
Gửi Quỹ dự phòng tại các tổ chức tài chính uy tín để bảo đảm tính an toàn và khả năng thanh khoản tốt. Sau khi đạt mục tiêu, bạn có thể trích phần dư dành cho các kênh đầu tư như vàng, bất động sản, hoặc các chứng chỉ quỹ.Quỹ dự phòng càng lớn, bạn sẽ càng cảm thấy an tâm. Đây chính là “chiếc ô bền vững nhất” cho cuộc sống của bạn, che chắn mọi khó khăn tài chính phía trước.
Bắt đầu xây dựng Quỹ dự phòng ngay hôm nay bạn nhé! Sử dụng các dịch vụ uy tín như ngân hàng nhà nước, hoặc tải GIMO – Nhận lương linh hoạt để nhận lương sớm và quản lý tài chính tốt hơn.
Nếu bạn cần tư vấn về biểu phí dịch vụ, cách thức thanh toán… vui lòng liên hệ Tổng đài GIMO: 1900 2323 60 để được trợ giúp. Xem thêm GIMO – Nhận lương chủ động 24/7: 6 bước đăng ký dễ dàng
Liên tục cập nhật các thông tin và nhận hỗ trợ trực tiếp khi tham gia Cộng đồng Facebook GIMO: Tại đây
GIMO MỘT LÒNG ĐỒNG HÀNH CÙNG NGƯỜI LAO ĐỘNG VƯỢT QUA CƠN BÃO YAGI
- 13 Thg 09, 2024
- CSR
Với sứ mệnh hỗ trợ người lao động xây dựng cuộc sống tốt đẹp, GIMO góp sức chung tay gửi 50 triệu đồng vào Quỹ Tấm Lòng Vàng của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, sẻ chia khó khăn cùng các anh, chị công nhân chịu thiệt thòi bởi cơn bão số 3. Cơn […]
Cuộc thi “Tiêu khôn giữ khéo”: Mọi điều bạn cần biết
- 09 Thg 09, 2024
- Blog
Thử thách “Tiêu khôn giữ khéo”: Bạn có phải là “cao thủ” chi tiêu? Bạn đang chi tiêu hợp lý hay lãng phí? Cùng kiểm chứng và khám phá giải pháp quản lý tài chính đơn giản, thông minh thông qua Cuộc thi “Tiêu khôn giữ khéo”! Đọc ngay bài đăng để nắm rõ cách […]
Hướng dẫn tham gia chương trình Tiêu khôn giữ khéo
- 05 Thg 09, 2024
- Trang chủ
Nhằm đem lại những kiến thức bổ ích về chi tiêu, GIMO đã thiết kế chương trình Tiêu khôn giữ khéo – Đi chợ cùng Di, gồm những trò chơi và câu hỏi vô cùng thú vị Tên chương trình: Tiêu khôn giữ khéo Thời gian: 9/9 – 21/9/2024 Đối tượng tham gia: Người nhận […]
Nhận thông tin từ GIMO