Trong những năm qua, người lao động ở Mỹ, Úc và các quốc gia Châu Âu đã được tiếp cận với mô hình chủ động nhận lương linh hoạt (Earned Wage Access – EWA), cho phép nhân viên nhận được thu nhập trước ngày trả lương hàng tháng của công ty. Giải pháp này đã nhanh chóng mang lại những tác động tích cực đến cuộc sống của người lao động và ngày càng trở nên thịnh hành hơn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Mô hình chủ động nhận lương linh hoạt thường được chào đón nhanh chóng khi tiếp cận với các thị trường mới. Bởi trên thực tế, các khoản chi phí có thể phát sinh bất cứ lúc nào, trong khi phần lớn người lao động chỉ được trả lương một lần/tháng. Cùng đọc bài viết dưới đây để có cái nhìn chi tiết hơn về tiềm năng của mô hình chủ động nhận lương linh hoạt tại Việt Nam!
Thị trường 50 triệu lao động với những hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính
Tính đến quý I năm 2021, Việt Nam có gần 50 triệu người trong độ tuổi lao động và có việc làm, chiếm khoảng 51% tổng dân số. Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng với sự thịnh vượng về số lượng dân lực lao đồng dồi dào, tuy nhiên, mức sức khỏe tài chính thấp đang làm hạn chế chất lượng cuộc sống của người lao động.
Theo một báo cáo năm 2018 của Ngân hàng Thế giới, có đến 69% người Việt Nam không có tài khoản ngân hàng, nghĩa là họ chưa được tiếp cận với bất kỳ dịch vụ tài chính chính thức nào. Tình hình đang được cải thiện đáng kể với 63% người dân có tài khoản ngân hàng (theo Tổng cục Thống kê Việt Nam cuối 2019). Tuy nhiên, để đưa tỷ lệ này lên 80% vào năm 2025 theo mục tiêu tài chính toàn diện của Chính phủ thì cần có những giải pháp tức thời để nâng cao mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính cho người lao động Việt Nam.
Giái pháp chủ động ứng lương linh hoạt có thể giúp thu hẹp khoảng cách đó. Khi được trao quyền chủ động kiểm soát tiền lương mà mình đã làm ra, người lao động Việt nam phần nào có thể cải thiện được cảnh “làm đồng nào, xào đống ấy”. Giải pháp đột phá này giúp người lao động Việt Nam quản lý tài chính cá nhân tốt hơn và tiến gần tới tài chính toàn diện.
Thị trường rộng mở cho những đổi mới về công nghệ
Các giải pháp công nghệ đang phát triển vô cùng mạnh mẽ tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính. Theo một báo cáo của Fintech News Singapore, số lượng các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tài chính của Việt Nam đã tăng gấp ba lần từ năm 2017 đến năm 2020, nhận được 4,6 tỷ đô la vốn đầu tư trong vòng 5 năm qua.
Với tỷ lệ đóng góp của nền kinh tế số chiếm khoảng 5% GDP của cả nước vào năm 2019, Việt Nam đang nổi lên như một nền kinh tế số phát triển nhanh chóng ở khu vực Đông Nam Á. Do đó, mức độ tiếp xúc với Internet và các giải pháp kỹ thuật số ở Việt Nam đã và đang được mở rộng, giúp cho những giải pháp số mới, như giải pháp chủ động nhận lương linh hoạt, đến gần hơn với người dùng cuối cùng.
Mô hình chủ động nhận lương linh hoạt được cung cấp trên các ứng dụng dành cho thiết bị di động, cũng là yếu tố tương thích với hành vi của người dùng Việt Nam – quốc gia được xếp hạng trong top 10 nước sử dụng điện thoại thông minh nhiều nhất trên thế giới theo thống kê từ Statista vào tháng 5 năm 2021.
Thị trường với tư duy cởi mở về việc nhận lương linh hoạt
Nhìn lại cách đây vài năm, khi khái niệm nhận lương linh hoạt mới xuất hiện tại một số quốc gia trên toàn thế giới, hầu hết mọi người đều ngạc nhiên với ý tưởng mới mẻ này. Tuy nhiên, một số công ty ở Việt Nam đã cho phép nhân viên của họ gửi yêu cầu được nhận lương sớm tới bộ phận nhân sư. Mặc dù quy trình này còn thủ công, đòi hỏi nhiều giấy tờ và khá mất thời gian, nó vẫn có thể cho thấy trong tư duy cởi mở của người Việt Nam đối với hình thức này. Khi được kết hợp với yếu tố công nghệ, giải pháp chủ động nhận lương linh hoạt sẽ giải quyết được không rất nhiều bài toán của chủ doanh nghiệp, cũng như giúp giảm bớt khó khăn tài chính của người lao động Việt Nam.
Mô hình chủ động nhận lương linh hoạt tại Việt Nam đang nhận được sự quan tâm tích cực từ phía nhà đầu tư và doanh nghiệp. Trong tương lai gần, phúc lợi chủ động nhận lương linh hoạt dự kiến sẽ tạo điều kiện cho sự thay đổi lớn về phương thức trả lương và cuộc sống của người lao động.
Nguồn:
[1] Thông cáo báo chí về tình hình lao động, việc làm quý I/2021 – Tổng Cục Thống Kê Việt Nam
[2] Dân số Việt Nam – danso.org
[3] Dân số độ tuổi trưởng thành và độ phủ sóng của các dịch vụ ngân hàng, 2018 – Euromonitor, World Bank, Bain và Temasek
[4] Sự phát triển của ngân hàng điện tử nhằm thúc đẩy thanh toán không sử dụng tiền mặt – Thời Báo Tài Chính Việt Nam 2019
[5] 80% dân số ở độ tuổi trưởng thành sẽ có tài khoản ngân hàng, 11/2020 – Báo Lao Động
[7] Tương lai của thị trường công nghệ tài chính tại Đông Nam Á, 7/2020. – Dealroom
[8] e-Conomy SEA 2019 – Google, Temasek, Brain & Company
[9] Statista
[DÀNH CHO CBNV EDUCA] Từ A – Z về Nhận lương sớm 24/7 trên GIMO
- 19 Thg 09, 2024
- Trang chủ
GIMO – Phúc lợi Nhận lương linh hoạt có gì đặc biệt? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé! 👉 Tải và trải nghiệm GIMO ngay tại: https://bit.ly/3RY7kO3 GIMO – Nhận lương sớm là công ty gì? GIMO là doanh nghiệp cung cấp phúc lợi lao động toàn diện, trong đó có phúc lợi Nhận […]
GIMO MỘT LÒNG ĐỒNG HÀNH CÙNG NGƯỜI LAO ĐỘNG VƯỢT QUA CƠN BÃO YAGI
- 13 Thg 09, 2024
- CSR
Với sứ mệnh hỗ trợ người lao động xây dựng cuộc sống tốt đẹp, GIMO góp sức chung tay gửi 50 triệu đồng vào Quỹ Tấm Lòng Vàng của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, sẻ chia khó khăn cùng các anh, chị công nhân chịu thiệt thòi bởi cơn bão số 3. Cơn […]
Cuộc thi “Tiêu khôn giữ khéo”: Mọi điều bạn cần biết
- 09 Thg 09, 2024
- Trang chủ
Thử thách “Tiêu khôn giữ khéo”: Bạn có phải là “cao thủ” chi tiêu? Bạn đang chi tiêu hợp lý hay lãng phí? Cùng kiểm chứng và khám phá giải pháp quản lý tài chính đơn giản, thông minh thông qua Cuộc thi “Tiêu khôn giữ khéo”! Đọc ngay bài đăng để nắm rõ cách […]
Nhận thông tin từ GIMO