Trang chủ

Xây quỹ dự phòng – Khỏi lo bất trắc

  • 11 Tháng Tư, 2024
  • Posted by: GIMO TEAM
Quản lý tiền sao cho hiệu quả chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là khi “làn sóng sa thải” xảy đến với anh Hoàng (28 tuổi, sinh sống tại Đồng Nai). Với áp lực nuôi vợ và 2 con nhỏ, cảnh thất nghiệp khiến anh nhận ra vai trò quan trọng của quỹ dự phòng.
Lúc ổn định thì có nghĩ tới tình cảnh này để mà trữ tiền đâu.” Anh Hoàng tiếc nuối chia sẻ.
Với tình hình kinh tế khó khăn hiện tại, người lao động nên xây dựng cho mình 1 khoản tiết kiệm phòng thân, tránh rơi vào cảnh “đắp đổi qua ngày” khi tình trạng tài chính không như mong muốn.

1. Nhận biết các chi phí phát sinh

Mỗi tháng, chúng ta đều gặp ít nhất 1 vấn đề tài chính phát sinh ngoài kế hoạch. Việc nhận biết và chuẩn bị sớm cho những chi phí này là bước đầu tiên để an tâm hơn về tài chính:

  • Vấn đề sức khỏe: Những chi phí y tế như thuốc thang, thăm khám khi bản thân hoặc gia đình đau ốm
  • Bảo hành, sửa chữa: Chi phí phát sinh để sửa chữa khi hỏng xe hay các vật dụng trong gia đình
  • Giảm thu nhập: Bị sa thải, giảm giờ làm, phạt lương/thưởng,…
  • Chi phí phát sinh khác: Các chi tiêu khó nằm ngoài kế hoạch khác như tiền ma chay, đám hỏi, quà tặng,…

Nếu không có sự phòng bị, bạn sẽ dễ dàng bị thâm hụt ngân sách không mong muốn. Quỹ dự phòng sẽ giúp bạn có 1 “tấm bia đỡ đạn” ổn định.

2. Xây dựng quỹ dự phòng đơn giản hơn bạn nghĩ

Chỉ với một vài bước chuẩn bị đơn giản, anh Hoàng đã có thể an tâm khi gặp khó khăn và có khởi đầu mới vững chắc hơn.

Bắt đầu từ những chi phí nhỏ

Bắt đầu ngay từ các khoản chi tiêu thường ngày của bạn. Ghi chép rõ ràng và tránh tuyệt đối tình trạng “lạm chi”.

Ghi chép lại các chi tiêu hàng ngày

Phân biệt giữa những chi phí cần thiết (NEED) và chi phí không cần thiết (WANT). Cắt giảm các chi phí “có cũng được, không có cũng không sao” và để số tiền dư đó vào quỹ dự phòng.

Đặt mục tiêu cho số tiền trong Quỹ

Đầu tiên, liệt kê các chi phí phát sinh thường gặp hàng tháng và số tiền dự kiến cho các nhu cầu trên. Đây chính là số tiền tối thiểu bạn luôn cần duy trì trong Quỹ. Bước này giúp bạn xác định rõ mục tiêu sử dụng, tránh dùng Quỹ dự phòng vào những tình huống không thật sự khẩn cấp.Tổng số tiền quỹ dự phòng được khuyến nghị từ 3-6 tháng chi tiêu cơ bản, tuy nhiên quỹ dự phòng càng lớn sẽ càng an toàn chẳng may các rủi ro kéo dài.Chẳng hạn, nếu tổng chi phí của nhóm chi phí cần thiết (NEED) là 7.000.000/tháng, bạn sẽ tính được số tiền cần có cho quỹ dự phòng như sau:

  • Quỹ dự phòng tối thiểu trong 3 tháng: 3 x 7 triệu = 21 triệu
  • Quỹ dự phòng trong 6 tháng: 6 x 7 triệu = 42 triệu
  • Quỹ dự phòng trong 1 năm: 12 x 7 triệu = 84 triệu

Kiên trì với kế hoạch

Từ số tiền mục tiêu trên, bạn có thể chia ra số tiền cần tiết kiệm hàng tháng. Nếu mỗi tháng bạn trích 3 triệu đồng vào quỹ dự phòng, bạn sẽ cần ít nhất 7 tháng để có đủ số tiền 21 triệu.Bạn có thể đẩy nhanh tiến độ bằng cách tích lũy nhiều tiền hơn, hoặc kéo dài thời gian tích lũy. Để quản lý tốt hơn, bạn có thể đặt lịch chuyển tiền tự động vào quỹ hàng tháng qua ngân hàng. Vào ngày nhận lương, hãy ưu tiên gửi tiền vào quỹ dự phòng trước khi hoạch định các chi tiêu khác.Hãy tách biệt quỹ dự phòng với quỹ đầu tư, mua sắm và chỉ sử dụng trong những trường hợp thật sự cần thiết.Luôn chuẩn bị phương án dự phòng. Để không ảnh hưởng khoản tiết kiệm khi lỡ “vung tay quá trán”, bạn có thể sử dụng các dịch vụ như GIMO – Nhận lương linh hoạt, nhận trước 1 phần lương để chi tiêu khi cần. Khi có công cụ hợp lý, quá trình tích lũy và xây dựng quỹ dự phòng sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Đầu tư để “tiền đẻ ra tiền”

Gửi Quỹ dự phòng tại các tổ chức tài chính uy tín để bảo đảm tính an toàn và khả năng thanh khoản tốt. Sau khi đạt mục tiêu, bạn có thể trích phần dư dành cho các kênh đầu tư như vàng, bất động sản, hoặc các chứng chỉ quỹ.Quỹ dự phòng càng lớn, bạn sẽ càng cảm thấy an tâm. Đây chính là “chiếc ô bền vững nhất” cho cuộc sống của bạn, che chắn mọi khó khăn tài chính phía trước.

 


Bắt đầu xây dựng Quỹ dự phòng ngay hôm nay bạn nhé! Sử dụng các dịch vụ uy tín như ngân hàng nhà nước, hoặc tải GIMO – Nhận lương linh hoạt để nhận lương sớm và quản lý tài chính tốt hơn.

Nếu bạn cần tư vấn về biểu phí dịch vụ, cách thức thanh toán… vui lòng liên hệ Tổng đài GIMO: 1900 2323 60 để được trợ giúp. Xem thêm GIMO – Nhận lương chủ động 24/7: 6 bước đăng ký dễ dàng

Liên tục cập nhật các thông tin và nhận hỗ trợ trực tiếp khi tham gia Cộng đồng Facebook GIMO: Tại đây

Góc nhìn
Tin tức và bài viết nổi bật

Tưng bừng sinh nhật GIMO 4 tuổi: Ứng lương lần đầu, trúng quà cực chất! – Dành cho khách hàng mới

  • 14 Thg 11, 2024
  • Trang chủ

Dành cho khách hàng mới Ứng lương lần đầu, nhận ngay quà khủng! Nhân dịp sinh nhật, GIMO gửi tặng khách hàng mới chương trình khuyến mãi “Sinh nhật đỉnh nóc – Quà sốc kịch trần”. Chỉ cần nhận lương sớm lần đầu từ 11/11 đến 30/11/2024, bạn sẽ có cơ hội sở hữu những […]

Hướng dẫn săn quà và nhận thưởng

  • 05 Thg 11, 2024
  • Trang chủ

Mỗi tháng, GIMO luôn nỗ lực đem đến cho khách hàng thật nhiều chương trình ưu đãi và quà tặng hấp dẫn. Xem ngay hướng dẫn săn quà và nhận thưởng qua “Quà của tôi” và “Nhiệm vụ nhận thưởng” trên GIMO ngay trong bài viết này! 1. Quà của tôi và Nhiệm vụ nhận […]

Công bố kết quả Hứng quà liền tay – Nhận ngay ưu đãi

  • 30 Thg 10, 2024
  • Trang chủ

Xin chúc mừng các anh chị đã nhận được giải thưởng! Vui lòng liên hệ với GIMO để nhận quà: 1900 23 23 60 *Đối với phần thưởng E-Voucher (Phiếu giảm giá điện tử): Khách hàng sẽ được trả quà tại phần Quà của tôi trong ứng dụng GIMO   Họ và tên SĐT Điểm […]

Nhận thông tin từ GIMO

Đăng ký nhận thông tin mới nhất về GIMO