Hướng dẫn “nhập môn” để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.
Nâng cao sức khỏe tài chính là một trong những mục tiêu phổ biến nhất mà bất cứ ai trong độ tuổi lao động cũng mong muốn hướng đến. Điều này không chỉ dừng lại ở việc cố gắng gia tăng thu nhập, mà còn phụ thuộc phần lớn ở việc quản lý tài chính cá nhân, nghĩa là sử dụng tốt nhất nguồn tiền mà bạn đang có.
Thế nào là quản lý tài chính cá nhân?
Theo các định nghĩa phổ biến trên thế giới, quản lý tài chính cá nhân là việc có hiểu biết nhất định về tình hình tài chính hiện tại, nhằm tối ưu hóa việc sự dụng ngân sách cho hiện tại và tương lai. Nghĩa là, có kế hoạch cho nguồn tiền thu và chi sao cho hiệu quả nhất, đạt được các mục tiêu tài chính ngắn và dài hạn.
Lý do vì sao một người trưởng thành, đã đi làm nhiều năm nhưng vẫn chưa thể có bất kỳ khoản tiết kiệm nào? Và bạn có tin rằng, một người khác với cùng mức lương đó, khi áp dụng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, không những hoàn trả được số tiền nợ mà còn nhanh chóng tích lũy và mua được nhà, xe? Câu trả lời chính là ở cách mỗi cá nhân quản lý tài chính. Có sức khỏe tài chính tốt không chỉ giúp bạn tiến gần hơn tới các mục tiêu về vật chất, mà còn mang đến sự an tâm, chủ động và hạnh phúc trong cuộc sống.
Các bước cơ bản của quản lý tài chính cá nhân
Để đạt được mục tiêu khỏe mạnh về tài chính, có những nguyên tắc chung về việc xây dựng và quản lý tài chính cá nhân có thể áp dụng với đại đa số người lao động nói chung:
1. Đặt mục tiêu
Khi lựa chọn mục tiêu cho ngắn hạn và dài hạn, mục tiêu nên thực tế và phù hợp với thu nhập của người lao động. Để cụ thể hóa và điều chỉnh phù hợp với lao động Việt Nam, lộ trình cơ bản của việc đặt mục tiêu đặt chính có thể được chia thành:
- Ổn định: Ở giai đoạn này, mục tiêu cơ bản của quản lý tài chính là còn được gọi là “tự do tài chính”, theo đó, người lao động có khả năng chi trả đầy đủ các khoản chi phí cố định và chi phí sinh hoạt mà không gặp bất cứ khó khăn nào, có một khoản tiền dự phòng đủ để chi trả cho một số chi phí phát sinh bất ngờ như ốm đau, tại nạn,…). Do đó, ưu tiên ở giai đoạn này là kiểm soát chi phí và linh hoạt hóa dòng tiền. Mục tiêu này phụ hợp với những người lao động mới đi làm, hoặc lao động phổ thông với mức thu nhập không quá cao so với mức sống cơ bản.
- Tiết kiệm: Sau khi đã ổn định về tài chính, mục tiêu tiếp theo thường được đặt ra là gia tăng nguồn tiền nhàn rỗi và tích lũy. Người lao động nên bổ sung thêm các mục tiêu về an toàn tài chính lâu dài như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe. Đồng thời ưu tiên mục tiêu tiết kiệm dài hạn.
- Đầu tư: Khi các mục tiêu trên đã được đảm bảo, người lao động nên đặt mục tiêu đầu tư để gia tăng thu nhập thu động – tức thu nhập được tạo ra ngoài công việc chính. Các hình thức đầu tư phổ biến ở Việt Nam bao gồm: chứng khoán, trái phiếu, vàng, bất động sản.
2. Lên kế hoạch và lựa chọn phương pháp quản lý
Một số phương pháp quản lý tài chính cá nhân phổ biến bao gồm:
- Phương pháp 50/30/20: 50% Chi tiêu thiết yếu, bắt buộc; 30% Chi phí linh hoạt; 20% Tiền tích lũy (bởi Elizabeth Ann Warren và Amelia Warren Tyagi)
- Phương pháp 6 chiếc lọ: Lọ 1 – Chi tiêu thiết yếu (55%); Lọ 2 – Tiết kiệm dài hạn (10%); Lọ 3 – Quỹ giáo dục (10%): Lọ 4 – Hưởng thụ (10%); Lọ 5 – Quỹ đầu tư tài chính (10%); Lọ 6 – Quỹ từ thiện (5%) (bởi T.Harv Eker)
- Sổ Kakeibo vận hành trên 4 câu hỏi: Bạn có bao nhiêu tiền? Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền? Bạn sẽ tiêu bao nhiêu tiền? Bạn sẽ làm gì để cải thiện? (bởi Motoko Hani)
3. Kiên trì theo dõi và theo sát kế hoạch
Sau khi lựa chọn được phương pháp và lên kế hoạch, điều quan trọng nhất tạo nên sự hiệu quả của quản lý tài chính cá nhân là ở việc kiên trì thực hiện kế hoạch đã đề ra. Một trong những giải pháp cho điều này bao gồm:
- Chia ngân sách thành các phần nhỏ theo kế hoạch ban đầu, để riêng vào các tài khoản, hoặc các ngăn ví khác nhau
- Sử dụng các ứng dụng hỗ trợ theo dõi tài chính, đặt thông báo để nhắc nhở việc ghi chép mỗi ngày vào cùng một khung giờ
- Sử dụng ứng dụng ghi chú trong điện thoại; hoặc sử dụng excel và cài đặt công thức tính toán tự động
4. Đánh giá và điều chỉnh
Sau một thời gian sử dụng các phương pháp quản lý tài chính, để biết được mức độ hiệu quả thực tế, mỗi cá nhân cần so sánh kết quả chi tiêu cuối tháng so với kế hoạch đề ra từ đầu tháng, từ đó cân nhắc các điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ, đầu tháng bạn đặt mục tiêu tiết kiệm 10%, thực tế cuối tháng chỉ tiết kiệm được 5%, vậy lý do đến từ việc bạn không tuân theo kế hoạch ban đầu và lạm chi, hay do mục tiêu chưa hợp lý. Ngược lại nếu cuối tháng bạn vẫn còn dư ngân sách và tiết kiệm được 15% thu nhập, khi đó bạn nên cân nhắc tăng thêm mục tiêu tiết kiệm cho tháng sau.
Từ những thông tin cơ bản trên, bạn đã sẵn sàng để lên dây cót cho kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả và bền vững!
GIMO MỘT LÒNG ĐỒNG HÀNH CÙNG NGƯỜI LAO ĐỘNG VƯỢT QUA CƠN BÃO YAGI
- 13 Thg 09, 2024
- CSR
Với sứ mệnh hỗ trợ người lao động xây dựng cuộc sống tốt đẹp, GIMO góp sức chung tay gửi 50 triệu đồng vào Quỹ Tấm Lòng Vàng của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, sẻ chia khó khăn cùng các anh, chị công nhân chịu thiệt thòi bởi cơn bão số 3. Cơn […]
Cuộc thi “Tiêu khôn giữ khéo”: Mọi điều bạn cần biết
- 09 Thg 09, 2024
- Trang chủ
Thử thách “Tiêu khôn giữ khéo”: Bạn có phải là “cao thủ” chi tiêu? Bạn đang chi tiêu hợp lý hay lãng phí? Cùng kiểm chứng và khám phá giải pháp quản lý tài chính đơn giản, thông minh thông qua Cuộc thi “Tiêu khôn giữ khéo”! Đọc ngay bài đăng để nắm rõ cách […]
Hướng dẫn tham gia chương trình Tiêu khôn giữ khéo
- 05 Thg 09, 2024
- Trang chủ
Nhằm đem lại những kiến thức bổ ích về chi tiêu, GIMO đã thiết kế chương trình Tiêu khôn giữ khéo – Đi chợ cùng Di, gồm những trò chơi và câu hỏi vô cùng thú vị Tên chương trình: Tiêu khôn giữ khéo Thời gian: 9/9 – 21/9/2024 Đối tượng tham gia: Người nhận […]
Nhận thông tin từ GIMO