Làm sao để bắt đầu quản lý tài chính cá nhân?

Hướng dẫn “nhập môn” để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. 

Nâng cao sức khỏe tài chính là một trong những mục tiêu phổ biến nhất mà bất cứ ai trong độ tuổi lao động cũng mong muốn hướng đến. Điều này không chỉ dừng lại ở việc cố gắng gia tăng thu nhập, mà còn phụ thuộc phần lớn ở việc quản lý tài chính cá nhân, nghĩa là sử dụng tốt nhất nguồn tiền mà bạn đang có. 

Thế nào là quản lý tài chính cá nhân? 

Theo các định nghĩa phổ biến trên thế giới, quản lý tài chính cá nhân là việc có hiểu biết nhất định về tình hình tài chính hiện tại, nhằm tối ưu hóa việc sự dụng ngân sách cho hiện tại và tương lai. Nghĩa là, có kế hoạch cho nguồn tiền thu và chi sao cho hiệu quả nhất, đạt được các mục tiêu tài chính ngắn và dài hạn. 

Lý do vì sao một người trưởng thành, đã đi làm nhiều năm nhưng vẫn chưa thể có bất kỳ khoản tiết kiệm nào? Và bạn có tin rằng, một người khác với cùng mức lương đó, khi áp dụng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, không những hoàn trả được số tiền nợ mà còn nhanh chóng tích lũy và mua được nhà, xe? Câu trả lời chính là ở cách mỗi cá nhân quản lý tài chính. Có sức khỏe tài chính tốt không chỉ giúp bạn tiến gần hơn tới các mục tiêu về vật chất, mà còn mang đến sự an tâm, chủ động và hạnh phúc trong cuộc sống. 

Các bước cơ bản của quản lý tài chính cá nhân  

Để đạt được mục tiêu khỏe mạnh về tài chính, có những nguyên tắc chung về việc xây dựng và quản lý tài chính cá nhân có thể áp dụng với đại đa số người lao động nói chung: 

1. Đặt mục tiêu

Khi lựa chọn mục tiêu cho ngắn hạn và dài hạn, mục tiêu nên thực tế và phù hợp với thu nhập của người lao động. Để cụ thể hóa và điều chỉnh phù hợp với lao động Việt Nam, lộ trình cơ bản của việc đặt mục tiêu đặt chính có thể được chia thành:  

  • Ổn định: Ở giai đoạn này, mục tiêu cơ bản của quản lý tài chính là còn được gọi là “tự do tài chính”, theo đó, người lao động có khả năng chi trả đầy đủ các khoản chi phí cố định và chi phí sinh hoạt mà không gặp bất cứ khó khăn nào, có một khoản tiền dự phòng đủ để chi trả cho một số chi phí phát sinh bất ngờ như ốm đau, tại nạn,…). Do đó, ưu tiên ở giai đoạn này là kiểm soát chi phí và linh hoạt hóa dòng tiền. Mục tiêu này phụ hợp với những người lao động mới đi làm, hoặc lao động phổ thông với mức thu nhập không quá cao so với mức sống cơ bản. 
  • Tiết kiệm: Sau khi đã ổn định về tài chính, mục tiêu tiếp theo thường được đặt ra là gia tăng nguồn tiền nhàn rỗi và tích lũy. Người lao động nên bổ sung thêm các mục tiêu về an toàn tài chính lâu dài như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe. Đồng thời ưu tiên mục tiêu tiết kiệm dài hạn. 
  • Đầu tư: Khi các mục tiêu trên đã được đảm bảo, người lao động nên đặt mục tiêu đầu tư để gia tăng thu nhập thu động – tức thu nhập được tạo ra ngoài công việc chính. Các hình thức đầu tư phổ biến ở Việt Nam bao gồm: chứng khoán, trái phiếu, vàng, bất động sản. 

2. Lên kế hoạch và lựa chọn phương pháp quản lý 

Một số phương pháp quản lý tài chính cá nhân phổ biến bao gồm: 

  • Phương pháp 50/30/20: 50% Chi tiêu thiết yếu, bắt buộc; 30% Chi phí linh hoạt; 20% Tiền tích lũy (bởi Elizabeth Ann Warren và Amelia Warren Tyagi) 
  • Phương pháp 6 chiếc lọ: Lọ 1 – Chi tiêu thiết yếu (55%); Lọ 2 – Tiết kiệm dài hạn (10%); Lọ 3 – Quỹ giáo dục (10%): Lọ 4 – Hưởng thụ (10%); Lọ 5 – Quỹ đầu tư tài chính (10%); Lọ 6 – Quỹ từ thiện (5%) (bởi T.Harv Eker) 
  • Sổ Kakeibo vận hành trên 4 câu hỏi: Bạn có bao nhiêu tiền? Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền? Bạn sẽ tiêu bao nhiêu tiền? Bạn sẽ làm gì để cải thiện? (bởi Motoko Hani) 

3. Kiên trì theo dõi và theo sát kế hoạch 

Sau khi lựa chọn được phương pháp và lên kế hoạch, điều quan trọng nhất tạo nên sự hiệu quả của quản lý tài chính cá nhân là ở việc kiên trì thực hiện kế hoạch đã đề ra. Một trong những giải pháp cho điều này bao gồm: 

  • Chia ngân sách thành các phần nhỏ theo kế hoạch ban đầu, để riêng vào các tài khoản, hoặc các ngăn ví khác nhau 
  • Sử dụng các ứng dụng hỗ trợ theo dõi tài chính, đặt thông báo để nhắc nhở việc ghi chép mỗi ngày vào cùng một khung giờ 
  • Sử dụng ứng dụng ghi chú trong điện thoại; hoặc sử dụng excel và cài đặt công thức tính toán tự động 

4. Đánh giá và điều chỉnh 

Sau một thời gian sử dụng các phương pháp quản lý tài chính, để biết được mức độ hiệu quả thực tế, mỗi cá nhân cần so sánh kết quả chi tiêu cuối tháng so với kế hoạch đề ra từ đầu tháng, từ đó cân nhắc các điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ, đầu tháng bạn đặt mục tiêu tiết kiệm 10%, thực tế cuối tháng chỉ tiết kiệm được 5%, vậy lý do đến từ việc bạn không tuân theo kế hoạch ban đầu và lạm chi, hay do mục tiêu chưa hợp lý. Ngược lại nếu cuối tháng bạn vẫn còn dư ngân sách và tiết kiệm được 15% thu nhập, khi đó bạn nên cân nhắc tăng thêm mục tiêu tiết kiệm cho tháng sau. 

Từ những thông tin cơ bản trên, bạn đã sẵn sàng để lên dây cót cho kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả và bền vững! 

GIMO x Mobicast: Nâng cao phúc lợi người lao động với nền tảng chi trả lương linh hoạt

Giới thiệu
Nhằm đảm bảo và nâng cao phúc lợi cho toàn thể cán bộ công nhân viên, đội ngũ quản lý nhân sự của Mobicast luôn thúc giục bản thân, không ngừng tìm kiếm những giải pháp mới. Tuy vậy, với những lựa chọn hiện còn đang hạn chế, họ chưa thể tìm thấy một phương án tối ưu cho đến khi biết tới GIMO. Bắt đầu từ năm 2020, GIMO hợp tác với Mobicast nhằm áp dụng nền tảng EWA (Chi trả lương linh hoạt), bổ sung một khoản phúc lợi tài chính mới cho toàn thể cán bộ công nhân viên. 

Những khó khăn

Tại Việt Nam, EWA vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ, chưa được nhiều doanh nghiệp biết đến, Mobicast là một trong số đó. Lần đầu biết đến nền tảng chi trả linh hoạt của GIMO, ban giám đốc Mobicast chưa thể đánh giá kết quả đạt được trên thực tế khi sử dụng dịch vụ này. Không chỉ vậy, việc triển khai có thể sẽ tốn nhiều thời gian và ngân sách của bộ phận nhân sự. 

Giải pháp của GIMO

Để đảm bảo rằng không chỉ ban quản lý mà toàn bộ nhân viên của Mobicast hiểu đúng và đầy đủ về GIMO cũng như cách sử dụng ứng dụng, GIMO đã lên kế hoạch và triển khai một buổi ra mắt sản phẩm mới cho đội ngũ nhân viên của Mobicast. Kết thúc sự kiện, GIMO cũng đã chuẩn bị một bộ câu hỏi ngắn gọn để khảo sát về trải nghiệm với ứng dụng trên điện thoại cũng như mục đích sử dụng GIMO của đội ngũ cán bộ công nhân viên. Ngoài ra GIMO còn thu thập một số cảm nhận của người dùng từ các anh chị thuộc phòng ban nhân sự của Mobicast.

Kết quả 
69% người dùng sử dụng GIMO khi có nhu cầu tiền mặt khẩn cấp. Lí do phổ biến nhất để người dùng sử dụng dịch vụ của GIMO là để thanh toán những khoản chi phí đột xuất. Ngoài ra, trên tổng số những người thực hiện khảo sát, 38% dùng GIMO để thanh toán nợ thẻ tín dụng và 31% để đầu tư tài chính cá nhân. Số liệu cho thấy phần lớn các cán bộ nhân viên của Mobicast đều có những gánh nặng tài chính trong cuộc sống thường ngày.

Trung bình, mỗi nhân viên thực hiện bốn yêu cầu thanh toán trên ứng dụng của GIMO mỗi tháng. Trên thực tế, dịch vụ chi trả lương linh hoạt đã giúp giảm bớt phần nào gánh nặng tài chính cho người lao động. Ngoài ra, tất cả những người được khảo sát đều đồng ý rằng GIMO sẽ giúp họ giải quyết vấn đề tài chính khẩn cấp.

100% người dùng có trải nghiệm tích cực sử dụng GIMO. Với đánh giá trung bình của ứng dụng đạt 4.31/5, phần lớn người dùng cảm thấy ứng dụng dễ sử dụng và giao dịch được thực hiện tương đối nhanh chóng. Chị Dung, một trong những nhân viên của Mobicast đã sử dụng GIMO trong 6 tháng qua, cho biết GIMO đã giúp giải quyết một số vấn đề tài chính một cách nhanh chóng và thuận tiện. Chị cũng đã giới thiệu GIMO cho bạn bè, đồng nghiệp của mình và họ cũng đưa ra những phản hồi khá tích cực.

Khảo sát của GIMO đã chứng minh việc cung cấp dịch vụ chi trả lương linh hoạt là một trong những giải pháp có thể giúp cải thiện đời sống của nhân viên. Gánh nặng về tài chính là vấn đề không của riêng ai và giải pháp đến từ GIMO sẽ phần nào giúp người lao động tránh được những tình huống bất trắc, cũng như quản lí tài chính cá nhân tốt hơn.


Về Mobicast

Mobicast là một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực nhà mạng di động ảo (MVNO), có trụ sở tại Việt Nam. Với định hướng lấy khách hàng làm trung tâm, nhóm Mobicast tập trung vào nghiên cứu và thiết kế các giải pháp viễn thông và công nghệ hữu ích cho người dùng, hướng tới trải nghiệm thân thiện với người dùng và hiệu suất tối ưu.

Về GIMO

GIMO cung cấp cho các doanh nghiệp giải pháp công nghệ giúp nâng cao phúc lợi tài chính của nhân viên bằng nền tảng chi trả lương linh hoạt. Được thành lập vào năm 2019, GIMO là một trong những công ty fintech tiên phong của Việt Nam trong lĩnh vực EWA (chi trả lương linh hoạt), cung cấp cho người lao động khả năng nhận được khoản lương họ đã kiếm được trước ngày trả lương cuối tháng.

10 chỉ số đo lường hiệu quả quản lý nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là tài sản đáng giá nhất của mỗi doanh nghiệp 

Không doanh nghiệp nào có thể thành công nếu thiếu đi yếu tố con người. Nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ mang lại cho doanh nghiệp một lợi thế cạnh tranh mà còn giúp doanh nghiệp có thể phát triền một cách bền vững và lâu dài [1]. Dù bạn là Giám đốc Marketing, Giám đốc Tài chính hay bất kỳ giám đốc nào, nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất vẫn là quản lý và dẫn dắt phòng ban của mình. Để làm được điều này, mọi giám đốc đều nên có kiến thức căn bản về cách quản lý nguồn nhân lực. 

Theo một nghiên cứu của PWC, 93% các nhà quản lý hiểu được tầm quan trọng của việc tuyển dụng tài năng mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, 61% trong đó vẫn chưa làm gì để thực hiện hoá điều này [2]. Một trong những lý do chính dẫn đến hiện trạng này là vì đa số các giám đốc và chủ doanh nghiệp không phải chuyên gia trong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực. 

Phân tích và đánh giá hiệu quả quản trị nguồn nhân lực  

Các phân tích hiệu quả sử dụng những công cụ và kỹ thuật nhằm đánh gía về chất lượng và số lượng từ các số liệu được thu thập từ đội ngũ cán bộ công nhân viên. Từ đó đội ngũ quản lý có thể đưa ra những nhận xét và phán đoán phù hợp có các kế hoạch trong tương lai [3]. Khi được sử dụng một các hợp lý và hiệu quả, các chỉ số HR là một công cụ vô cùng hiệu quả để giải quyết các vấn đề liên quan đến quản trị nguồn nhân lực như tỷ lệ nghỉ việc cao hay qui trình tuyển dụng gặp nhiều khó khăn [4]. 

Các chỉ số cơ bản bạn nên biết 

Dưới đây là 10 chỉ số đánh giá hiệu quả nguồn nhân lực có thể cho bạn một cái nhìn tổng thể về hiện trạng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp của mình:

Chi phí tuyển dụng trên đầu người: Chi phí được dành ra để tuyển một nhân sự mới. Chỉ số này được tính bằng cách: tổng chi phí chia cho tổng số nhân sự được tuyển trong một thời gian nhất định 

Tỷ lệ nhận việc: số lượng thư mời nhân sự được gửi chia cho số người nhận việc 

Chi phí đào tạo trên đầu người: tổng chi phí đào tạo chia cho tổng số nhân sự 

Tỷ lệ hoàn thành khoá học: tổng số nhân sự hoàn thành một khoá đào tạo hoặc khoá học chia cho tổng số nhân sự tham gia 

Sự hài lòng của nhân viên: phần trăm nhân sự sẵn sàng giới thiệu doanh nghiệp của bạn cho một người bạn  

Số ngày nghỉ trung bình: tổng số ngày nghỉ của nhân sự trong một khoảng thời gian nhất định, không bao gồm ngày nghỉ phép. 

Mô hình 9 box: các nhân sự được chia thành 9 nhóm khác nhau dựa trên hiệu quả công việc và năng lực. Mô hình này cho phép đội ngũ quản lí có thể theo dõi và kiểm soát chất lượng công việc của nhân sự theo các nhóm trình độ và năng lực khác nhau 

Tỷ lệ nghỉ việc: tổng số nhân viên nghỉ việc trong một khoảng thời gian nhất định chia cho tổng số nhân sự hiện tại 

Chi phí quản lí trên đầu người: tổng ngân quỹ doanh nghiệp sử dụng cho việc quản lý nguồn nhân lực chia cho tổng số nhân sự hiện có  

Tỷ suất hoàn vốn: chênh lệch giữa số tiền doanh nghiệp bỏ ra cho các phần mềm quản trị nguồn nhân lực và lợi nhuận hoặc chi phí được cắt giảm nhờ có những phần mềm đó 

Các chỉ số nhân sự được liệt kê ở trên sẽ giúp bạn có được một cái nhìn tổng quan về hiện trạng của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, có vô số những thước đo khác, cung cấp góc nhìn chuyên sâu hơn, tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của mỗi doanh nghiệp. 

Nguồn:

[1] Nghiên cứu về quản lý nguồn nhân lực và tác động của nó đối với hoạt động của doanh nghiệp, 2020 – International Journal of Engineering and Management Research

[2] Thách thức và những sự thích ứng trong quản trị nguồn nhân lực, 2014 – PwC

[3] Quản trị nhân sự trong daonh nghiệp: Vai trò, cơ hội và thách thức, 2020 – Shivam Tomar and Mamta Gaur

[4] Tại sao nhà quản lí nhân sự cần hiểu các chi số đo lường hiệu quả nguồn nhân lực, 2020 – Learn Hub

Nâng cao hiệu suất làm việc của người lao động

Theo dự báo của Tổng Cục Thống Kê dân số, Việt Nam vẫn sẽ sở hữu tỉ lệ “vàng” với phần lớn người dân thuộc độ tuổi lao động (từ 15-65 tuổi) cho đến năm 2039 [1]. Tuy có nguồn nhân lực dồi dào, xong chất lượng nguồn nhân lực nhìn chung vẫn đang ở mức khá thấp so với các nước trong khu vực. Được đánh giá bởi Ngân Hàng Thế giới, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đạt mức 3,79 điểm (trên thang điểm 10), xếp hạng thứ 11 trong số 12 quốc gia được khảo sát tại châu Á [2].

Có thể nói, đây là một trong những nguyên do chính khiến các doanh nghiệp Việt Nam chưa thể đạt hiệu suất lao động cao và tốc độ phát triển nhanh chóng. Bài toán được đặt ra cho các doanh nghiệp là làm thế nào để cải thiện chất lượng nguồn năng lực, nâng cao hiệu suất của người lao động nói riêng và doanh nghiệp nói chung. 

Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của người lao động 

Hiệu suất làm việc được đánh giá dựa trên kết quả công việc, thời gian thực hiện công việc và những tài nguyên được sử dụng để tạo ra kết quả đó. Hay nói cách khác, một người lao động có hiệu suất làm việc cao sẽ có thể cho ra kết quả công việc có chất lượng, trong thời gian ngắn nhất và sử dụng tối thiểu những tài nguyên cần thiết. Được phân tích bởi Joseph Prokopenko trong cuốn “Cẩm nang về hiệu suất lao động”, hai nhân tố quyết định hiệu suất làm việc của một con người là: ý chí/mong muốn (“the will to do”) và năng lực (“the ability to do”) [3]. Bạn sẽ làm việc vô cùng năng suất và đạt được hiệu quả công việc tốt nếu có được cả hai nhân tố này. 

Những “công cụ” doanh nghiệp có thể sử dụng để gia tăng hiệu suất làm việc của người lao động 

Định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Hãy cùng trao đổi thẳng thắn cùng người lao động, làm rõ mong muốn và mục tiêu của cả hai bên. Với một lộ trình rõ ràng và minh bạch, hiểu rõ được điểm đến và những cơ hội trước mắt, người lao động có thể tập trung làm việc hơn, loại bỏ những sự ngờ vực về một tương lai không rõ ràng trong công việc. Ngoài ra, việc có định hướng cụ thể cũng giúp người lao động có cảm giác gắn kết và an toàn hơn với công việc hiện tại. 

Cơ hội cho người lao động được tham gia lên kế hoạch và đưa ra quyết định. Được tham gia vào những buổi thảo luận chung sẽ giúp người lao động cảm thấy ý kiến của bản thân được tôn trọng. Không những vậy, được đóng góp trực tiếp vào mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp sẽ giúp cho người lao động cảm thấy có trách nhiệm hơn với công nghiệp của mình, cảm nhận rõ hơn những ảnh hưởng của sự phát triển của doanh nghiệp. 

Chế độ khen thưởng, động viên kịp thời. Chế độ khen thưởng trong mỗi doanh nghiệp có thể bao gồm cả tài chính (phụ cấp, lương thưởng,…) và phi tài chính (quà, phiếu mua hàng, bằng khen,…) tuỳ theo ngân quỹ của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, điều quan trọng hơn cả không phải là những gì người lao động được nhận, mà là khi nào. Việc khích lệ và động viên ngay sau khi mỗi lần đạt được một kết quả tốt sẽ tạo nên cho người lao một phản xạ trong tiềm thức. Trong quá trình làm việc, họ sẽ nghĩ vô thức nghĩ đến việc nếu làm tốt sẽ được thưởng, một động lực tích cực thúc đẩy họ cố gắng hơn.  

Văn hoá học trong doanh nghiệp. Ngoài những khoá đào tạo kiến thức truyển thống, doanh nghiệp có thể cân nhắc tạo điều kiệu cho người lao động có lựa chọn được thuyên chuyển qua các phòng ban khác nhau. Có cơ hội được tiếp xúc và làm việc với đa dạng các chức năng khác nhau trong một doanh nghiệp sẽ cho người lao động một cái nhìn tổng quát hơn về bộ máy vận hành, học hỏi được những bộ kĩ năng toàn diện hơn. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội tốt để những người lao động có thể thấu hiểu những khó khăn của nhau, giảm thiểu xung đột trong công việc trong tương lai. 

Mỗi doanh nghiệp trong mỗi hạng ngạch sẽ có những đặc thù khác nhau, đòi hỏi nguồn nhân lực cần những kĩ năng và kến thức chuyên môn tương ứng. Doanh nghiệp nên đầu tư nghiên cứu chuyên sâu  những phương pháp gia tăng hiệu suất lao động  dành riêng cho ngành nghề kinh doanh của mình để tối ưu hoá không chỉ hiệu suất của người lao động mà của toàn doanh nghiệp.

Nguồn

[1] Việt Nam hết thời kỳ cơ cấu dân số “vàng” từ năm 2039, 2020 – Báo Đầu Tư Online 

[2] World Bank: Việt Nam xếp 11/12 nước khảo sát về chất lượng nhân lực, 2016 – Viet Times

[3] Sổ tay quản lí hiệu suất lao động – Joseph Prokopenko

Mô hình chủ động nhận lương linh hoạt tại Việt Nam

Trong những năm qua, người lao động ở Mỹ, Úc và các quốc gia Châu Âu đã được tiếp cận với mô hình chủ động nhận lương linh hoạt (Earned Wage Access – EWA), cho phép nhân viên nhận được thu nhập trước ngày trả lương hàng tháng của công ty. Giải pháp này đã nhanh chóng mang lại những tác động tích cực đến cuộc sống của người lao động và ngày càng trở nên thịnh hành hơn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. 

Mô hình chủ động nhận lương linh hoạt thường được chào đón nhanh chóng khi tiếp cận với các thị trường mới. Bởi trên thực tế, các khoản chi phí có thể phát sinh bất cứ lúc nào, trong khi phần lớn người lao động chỉ được trả lương một lần/tháng. Cùng đọc bài viết dưới đây để có cái nhìn chi tiết hơn về tiềm năng của mô hình chủ động nhận lương linh hoạt tại Việt Nam! 

Thị trường 50 triệu lao động với những hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính 

Tính đến quý I năm 2021, Việt Nam có gần 50 triệu người trong độ tuổi lao động và có việc làm, chiếm khoảng 51% tổng dân số. Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng với sự thịnh vượng về số lượng dân lực lao đồng dồi dào, tuy nhiên, mức sức khỏe tài chính thấp đang làm hạn chế chất lượng cuộc sống của người lao động. 

Theo một báo cáo năm 2018 của Ngân hàng Thế giới, có đến 69% người Việt Nam không có tài khoản ngân hàng, nghĩa là họ chưa được tiếp cận với bất kỳ dịch vụ tài chính chính thức nào. Tình hình đang được cải thiện đáng kể với 63% người dân có tài khoản ngân hàng (theo Tổng cục Thống kê Việt Nam cuối 2019). Tuy nhiên, để đưa tỷ lệ này lên 80% vào năm 2025 theo mục tiêu tài chính toàn diện của Chính phủ thì cần có những giải pháp tức thời để nâng cao mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính cho người lao động Việt Nam. 

Giái pháp chủ động ứng lương linh hoạt có thể giúp thu hẹp khoảng cách đó. Khi được trao quyền chủ động kiểm soát tiền lương mà mình đã làm ra, người lao động Việt nam phần nào có thể cải thiện được cảnh “làm đồng nào, xào đống ấy”. Giải pháp đột phá này giúp người lao động Việt Nam quản lý tài chính cá nhân tốt hơn và tiến gần tới tài chính toàn diện. 

Thị trường rộng mở cho những đổi mới về công nghệ 

Các giải pháp công nghệ đang phát triển vô cùng mạnh mẽ tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính. Theo một báo cáo của Fintech News Singapore, số lượng các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tài chính của Việt Nam đã tăng gấp ba lần từ năm 2017 đến năm 2020, nhận được 4,6 tỷ đô la vốn đầu tư trong vòng 5 năm qua.

Với tỷ lệ đóng góp của nền kinh tế số chiếm khoảng 5% GDP của cả nước vào năm 2019, Việt Nam đang nổi lên như một nền kinh tế số phát triển nhanh chóng ở khu vực Đông Nam Á. Do đó, mức độ tiếp xúc với Internet và các giải pháp kỹ thuật số ở Việt Nam đã và đang được mở rộng, giúp cho những giải pháp số mới, như giải pháp chủ động nhận lương linh hoạt, đến gần hơn với người dùng cuối cùng.

Mô hình chủ động nhận lương linh hoạt được cung cấp trên các ứng dụng dành cho thiết bị di động, cũng là yếu tố tương thích với hành vi của người dùng Việt Nam – quốc gia được xếp hạng trong top 10 nước sử dụng điện thoại thông minh nhiều nhất trên thế giới theo thống kê từ Statista vào tháng 5 năm 2021. 

Thị trường với tư duy cởi mở về việc nhận lương linh hoạt 

Nhìn lại cách đây vài năm, khi khái niệm nhận lương linh hoạt mới xuất hiện tại một số quốc gia trên toàn thế giới, hầu hết mọi người đều ngạc nhiên với ý tưởng mới mẻ này. Tuy nhiên, một số công ty ở Việt Nam đã cho phép nhân viên của họ gửi yêu cầu được nhận lương sớm tới bộ phận nhân sư. Mặc dù quy trình này còn thủ công, đòi hỏi nhiều giấy tờ và khá mất thời gian, nó vẫn có thể cho thấy trong tư duy cởi mở của người Việt Nam đối với hình thức này. Khi được kết hợp với yếu tố công nghệ, giải pháp chủ động nhận lương linh hoạt sẽ giải quyết được không rất nhiều bài toán của chủ doanh nghiệp, cũng như giúp giảm bớt khó khăn tài chính của người lao động Việt Nam. 

Mô hình chủ động nhận lương linh hoạt tại Việt Nam đang nhận được sự quan tâm tích cực từ phía nhà đầu tư và doanh nghiệp. Trong tương lai gần, phúc lợi chủ động nhận lương linh hoạt dự kiến sẽ tạo điều kiện cho sự thay đổi lớn về phương thức trả lương và cuộc sống của người lao động. 

Nguồn:

[1] Thông cáo báo chí về tình hình lao động, việc làm quý I/2021 Tổng Cục Thống Kê Việt Nam

[2] Dân số Việt Nam –  danso.org 

[3] Dân số độ tuổi trưởng thành và độ phủ sóng của các dịch vụ ngân hàng, 2018 – Euromonitor, World Bank, Bain và Temasek   

[4] Sự phát triển của ngân hàng điện tử nhằm thúc đẩy thanh toán không sử dụng tiền mặt – Thời Báo Tài Chính Việt Nam 2019  

[5] 80% dân số ở độ tuổi trưởng thành sẽ có tài khoản ngân hàng, 11/2020 – Báo Lao Động   

[6] Fintech News Singapore   

[7] Tương lai của thị trường công nghệ tài chính tại Đông Nam Á, 7/2020. – Dealroom 

[8] e-Conomy SEA 2019 – Google, Temasek, Brain & Company   

[9] Statista

Tài chính toàn diện là gì và lợi ích mà nó đem lại?

Tài chính toàn diện (Financial Inclusion) từ lâu đã là một chủ để được quan tâm nhiều trên thế giới. Từ năm 2013, Tổ chức Ngân hàng thế giới (WB) đã đặt ra một mục tiêu tài chính chiến lược vào năm 2020 (Universal Financial Access 2020). Theo đó, vào năm 2020, tất cả người trưởng thành trên thế giới đều có thể mở các tài khoản, để lưu trữ, nhận và gửi thanh toán bằng các công cụ điện tử.  

Tại Việt Nam, vào cuối năm 2020, chính phủ Việt Nam cũng đã công bố tầm nhìn tài chính chiến lược quốc gia rằng vào năm 2025, ít nhất 80% người trưởng thành đều sẽ có tài khản tại ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính chính thống khác.  

Vậy Financial Inclusion là gì? 

Financial Inclusion (FI), tạm dịch là tài chính toàn diện. 

Theo tổ chức Ngân hàng thế giới (WB), tài chính toàn diện được hiểu là khả năng các cá nhân, doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính hữu ích với một mức phí hợp lý. Trong đó, các sản phẩm và dịch vụ tài chính bao gồm giao dịch, thanh toán, tiết kiếm, tín dụng, bảo hiểm; và phải được cung cấp một cách có trách nhiệm và lâu dài. 

Có thể tiếp cận với tài chính toàn diện qua các kênh nào?

Các công ty Fintech đóng một vai trò ngày càng quan trọng hơn trong việc thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện. Với lợi thế của yếu tố công nghệ, các công ty Fintech liên tục đổi mới, sáng tạo, tích hợp cùng các tổ chức tài chính chính thống, các đối tác tiêu dùng, tiện ích; mang các dịch vụ tài chính với tính ứng dụng cao và chi phí hợp lý tới nhiều đối tượng với những mức thu nhập khác nhau trong xã hội.  

Tài chính toàn diện mang lại những lợi ích, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt hướng lợi ích đến các đối tượng có năng lực tài chính trung bình thấp và dễ bị tổn thương. 

Bản thân tài chính toàn diện không phải mục tiêu cuối cùng mà là một công cụ để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Các nghiên cứu cho thấy những người lao động đã tham gia vào hệ thống tài chính có khả năng bắt đầu và mở rộng kinh doanh, đầu tư vào giáo dục, quản lý rủi ro và đối phó với các cú sốc tài chính tốt hơn.

1. Xoá đói giảm nghèo 

Cơ hội tiếp cận với các dịch vụ tài chính: tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm và nhiều các quỹ tài chính, tổ chức tài chính chính thống,… mang lại cho người lao động thu nhập trung bình và thấp có nhiều lựa chọn với mức chi phí hợp lý, nhằm giải quyết các vấn đề tài chính các nhân; giảm thiểu rủi ro rơi vào bẫy tín dụng đen, gây ảnh hưởng tiêu cực lên cuộc sống nói chung và tài chính cá nhân nói riêng. 

2. Giảm bất bình đẳng giới trong xã hội

Tài chính toàn diện mang lại khả năng tiếp cận với các dịch vụ tài chính và các cơ hội tài chính, tạo điều kiện để nâng cao năng lực tài chính, địa vị, thu nhập cho mọi người bất kể giới tính. Từ đó góp phần rút ngắn khoảng cách giới, bình đẳng trong cộng đồng.     

3. Tạo điều kiện cho mọi người có khả năng và công cụ để quản lý và tiết kiệm tiền của họ

Với sự hỗ trợ đắc lực của yếu tố công nghệ, việc tiếp cận và sử dụng với nhiều dịch vụ tài chính an toàn, đảm bảo, mở ra cho cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ các cơ hội tiết kiệm và đầu tư an toàn. Chủ động trọng việc sử dụng nguồn vốn để tái đầu tư, góp vốn, kinh doanh.

4. Trang bị các kỹ năng và kiến thức để đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn

Tài chính toàn diện trang bị cho các cá nhân, tổ chức các kiến thức về tài chính để có thể đưa ra những quyết định đầu tư, tiết kiệm và tiêu dùng thông minh cũng như khả năng lên kế hoạch quản lý tài chính để ngày càng xây dựng được một sức khoẻ tài chính vững vàng hơn trong tương lai cho cá nhân và cho doanh nghiệp. 

 

 

GIMO lọt top 13 startup xuất sắc của chương trình SK Startup Fellowship 2021

HỒ CHÍ MINH, Việt Nam – 10 Tháng 5, 2021 

GIMO đã có một khởi đầu vững chắc khi vượt qua hơn 200 startup để lọt Top 13 startup xuất sắc nhất của SK Startup Fellowship (SKSF) 2021.  

Chương trình được tổ chức với mục tiêu vinh danh và hỗ trợ tài chính và hiện vật những startup giai đoạn đầu có tiềm năng. Đồng thời, SKSF 2021 hướng tới thiết lập mối quan hệ lâu dài và bền vững với những công ty ấy.  

Top 13 sẽ có cơ hội tham gia Ngày Hội Khởi nghiệp Việt Nam 2021 của BSSC, một trong những sự kiện khởi nghiệp lớn nhất của Đông Nam Á. Ngoài ra sự kiện Demo Day sẽ được tổ chức vào tháng 10 năm 2021 để khép lại SKSF 2021. Trong sự kiện này, mỗi công ty sẽ thuyết trình trước các nhà đầu tư / giám khảo, và mỗi startup thuộc Top 4 sẽ nhận được khoản tài trợ trị giá $50,000. Những startup còn lại sẽ nhận được khoản tài trợ trị giá $16,000. GIMO cùng với 12 công ty khởi nghiệp khác đã tham gia Sự kiện định hướng diễn ra vào chiều ngày 6 tháng 5 để khởi động chương trình SKSF. 

Theo SK Group, SKSF đã nhận được hơn 200 đơn đăng ký, gấp ba lần năm ngoái. Điều này cho thấy sự quan tâm đáng kể của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đối với chương trình lần này. Những công ty khởi nghiệp hàng đầu của SKSF 2021 đến từ đa dạng các ngành như di động, chăm sóc sức khỏe, công nghệ kỹ thuật, công nghệ tài chính, giáo dục, trí tuệ nhân tạo và các lĩnh vực khác. Bất kể các mảng khác nhau, các startup đều có chung một mục tiêu: sử dụng sản phẩm/giải pháp của mình để tạo nên những ảnh hưởng tích cực cho xã hội Việt Nam. 

Về SK Group 

SK Group là một tập đoàn có tài sản lớn thứ ba tại Hàn Quốc, với bề dày lịch sử gần 70 năm, SK có 107 công ty con hoạt động trên hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong các ngành: Năng lượng & Hóa chất, Viễn thông & Bán dẫn, Logistics & Dịch vụ. SK Group lọt vào danh sách Fortune Global 500 sau khi đạt tổng doanh thu 132 tỷ USD. Từ năm 2018, SK Group đã chính thức đầu tư vào thị trường Việt Nam thông qua các thương vụ lớn bao gồm: đầu tư 1 tỷ USD vào Vingroup, 470 triệu USD vào Masan Group, sở hữu cổ phần của PVOil và Petrolimex, đầu tư $28,9 triệu vào Imexpharm, $30 triệu để hỗ trợ chính phủ Việt Nam xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo tại Hà Nội. 

Về GIMO 

GIMO là một trong những công ty tiên phong tại Việt Nam trong mảng EWA (Chi lương linh hoạt) cho các doanh nghiệp và người lao động. Công ty được thành lập vào năm 2019 bởi anh Nguyễn Văn Ngọc và anh Nguyễn Anh Quân, các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính và công nghệ. Với 2/3 dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam không có tài khoản ngân hàng hoặc không thể tiếp cận với các dịch vụ tài chính, hai nhà sáng lập của GIMO nhận thấy đây là cơ hội tiềm năng để có thể tạo ra sự khác biệt. Từ năm 2019, GIMO đã cung cấp giải pháp cho hơn 20 khách hàng doanh nghiệp với hơn 3000 lao động. 

Thông Tin Liên Lạc 

Hotline: 1900 232 360 

Email: [email protected] 

Startup công nghệ tài chính GIMO chính thức gọi vốn thành công vòng hạt giống

HÀ NỘI, Việt Nam – 24 Tháng 3, 2021 

GIMO đã gọi vốn thành công Vòng hạt giống (Seeding) từ ThinkZone Ventures, BK Fund và một số nhà đầu tư thiên thần. 

“Quyết định rót vốn cho GIMO từ vòng đầu tiên, ThinkZone Ventures rất vui khi BK Fund và các nhà đầu tư thiên thần cũng chia sẻ và thấu hiểu khát vọng của các nhà sáng lập. Chúng tôi nhận thấy cơ hội thị trường dành cho GIMO nói riêng và nền tảng EWA (Chi lương linh hoạt) nói chung hiện đang vô cùng rộng mở. Quan trọng hơn, chúng tôi đánh giá cao sự khác biệt mà họ tạo ra cho những người lao động đang chật vật để có thể tiếp cận các dịch vụ ngân hàng đắt đỏ. ThinkZone Ventures sẽ hỗ trợ GIMO hết mình để “phổ cập” giải pháp công nghệ này, cũng như tăng cường khả năng tiếp cận đến các dịch vụ tài chính của người lao động Việt Nam trong tương lai gần” – ông Bùi Thành Đô, Thành viên Sáng lập và Giám đốc Điều hành của ThinkZone cho biết. 

Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 6 năm 2019, hơn một nửa dân số Việt Nam không có tài khoản ngân hàng hoặc có khả năng tiếp cận hạn chế với các dịch vụ ngân hàng và cho vay chính thống. Do đó, họ phải dựa vào các nguồn cho vay như khoản vay ngân hàng với lãi suất đắt đỏ hoặc tổ chức tín dụng đen đầy rủi ro để xử lý những nhu cầu tiền mặt khẩn cấp trong cuộc sống. 

“Là công ty tiên phong trong mảng EWA tại Việt Nam, GIMO hy vọng sẽ có thể lấp đầy khoảng trống trong thị trường bằng cách giải quyết nhu cầu tài chính khẩn cấp của hàng chục triệu người lao động; đồng thời nâng cao phúc lợi, giúp họ an tâm làm việc và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.” – ông Nguyễn Anh Quân – Nhà đồng sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành GIMO chia sẻ. 

“Không chỉ người lao động mà doanh nghiệp cũng có lợi khi sử dụng dịch vụ của GIMO. Nâng cao chế độ phúc lợi của người lao động sẽ giúp giảm tỷ lệ thôi việc của doanh nghiệp cũng như giảm bớt các chi phí như tuyển dụng và đào tạo. Nhân viên hạnh phúc là tiền đề cho doanh nghiệp thành công!” – ông bổ sung. 

Trong tương lai, GIMO có kế hoạch xây dựng một nền tảng quản lý tiền lương tích hợp, kết các bên như nhà tuyển dụng, ngân hàng và tổ chức tài chính, nhà bán lẻ, v.v., cung cấp cho người dùng nhiều tính năng đa dạng hơn như chương trình khách hàng thân thiết và quản lý tài chính cá nhân. 

“Chúng tôi rất tự hào khi thấy ngày càng xuất hiện nhiều start-up về công nghệ tài chính như GIMO, tập trung vào việc giải quyết các vấn đề cấp thiết của xã hội” – ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái kiêm Chủ tịch BK Fund, một quỹ đầu tư mạo hiểm thuộc Đại học Bách Khoa Hà Nội chia sẻ. “BK Fund kỳ vọng sẽ phối hợp cùng GIMO để mở rộng phạm vi tiếp cận và tầm ảnh hưởng của giải pháp này thông qua mạng lưới cựu sinh viên, doanh nghiệp và cộng đồng đối tác của chúng tôi ở Việt Nam”. 

Về GIMO 

GIMO là một trong những công ty tiên phong tại Việt Nam trong mảng EWA (Chi lương linh hoạt) cho các doanh nghiệp và người lao động. Công ty được thành lập vào năm 2019 bởi anh Nguyễn Văn Ngọc và anh Nguyễn Anh Quân, các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính và công nghệ. Với 2/3 dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam không có tài khoản ngân hàng hoặc không thể tiếp cận với các dịch vụ tài chính, hai nhà sáng lập của GIMO nhận thấy đây là cơ hội tiềm năng để có thể tạo ra sự khác biệt. Từ năm 2019, GIMO đã cung cấp giải pháp cho hơn 20 khách hàng doanh nghiệp với hơn 3000 lao động. 

Về ThinkZone 

ThinkZone Ventures là một công ty đầu tư mạo hiểm, tập trung hỗ trợ các công ty khởi nghiệp công nghệ từ Vòng Hạt Giống (Seed) đến Vòng Tiền Series A. ThinkZone Ventures giúp đánh giá và thúc đẩy các công ty khởi nghiệp mở rộng quy mô nhằm chiếm lĩnh thị trường của họ. 

Về BK Fund 

BK Fund là quỹ đầu tư startup, thành lập theo Nghị định 38/2018. BK Fund do các doanh nhân, các cá nhân có “gen” Bách Khoa đầu tư, góp vốn. Với sứ mệnh là đầu tư, ươm tạo, thương mại hóa công nghệ trong trường đại học, đầu tư, ươm tạo các startup của cán bộ, sinh viên, cựu sinh viên, 

BK Fund luôn quan tâm cơ hội đầu tư vào các startup từ giai đoạn ban đầu, với quy mô 1 tỉ vnđ/ 1 startup. 

Thông tin liên hệ 

Hotline: 1900 232 360

Email: [email protected]